chuyển đổi số ngành dệt may

Chuyển đổi số trong ngành dệt may

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 với hơn 81,7% doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, 22,9% doanh nghiệp không xuất khẩu được. Không chỉ vậy, các chuyên gia dự báo rằng những tác động tiêu cực này sẽ tiếp tục kéo dài trong 2-3 năm tới.

Đứng trước nguy cơ “sống còn” ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những bước chuyển đổi số để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thách thức cạnh tranh của ngành dệt may sau đại dịch

chuyển đổi số ngành dệt may

Trong những tháng đầu năm 2021 ngành dệt may Việt Nam dần hồi phục sau 1 năm tăng trưởng âm với tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 11,747 tỷ USD. Đơn hàng dồi dào, nhiều doanh nghiệp đã đủ hàng sản xuất đến hết năm.

Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu dùng và thị phần ngành thời trang thay đổi đáng kể. Nhu cầu tiêu dùng thời trang nhanh giảm mạnh, chuyển sang sử dụng thời trang cơ bản và các nguyên liệu bền vững. Nhu cầu mới nhanh chóng mở rộng, được dự báo sẽ chuyển thành xu hướng lâu dài. Đồng thời, các mối quan hệ đối tác trong chuỗi giá trị cũng đa dạng và sâu sắc hơn.

chuyển đổi số ngành dệt may

Đặc biệt, bản đồ thời trang thế giới đang thay đổi, các quốc gia sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam phải cạnh tranh để chia lại thị phần. Tại Mỹ và châu Âu – 2 thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam – nhu cầu tiêu dùng đã sụt giảm tới 40% và 45%. Giá đơn hàng xuất khẩu cũng giảm rất mạnh trong năm 2020 và kéo dài cho đến nay, chỉ riêng tại thị trường Mỹ đã giảm trung bình 13% (Theo Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam).

Giờ đây, để tồn tại, cạnh tranh về chi phí là không đủ, mọi doanh nghiệp – lớn hay nhỏ, khởi nghiệp hay lâu đời – phải có khả năng liên tục chuyển đổi và đổi mới.

Chuyển đổi số trở thành bước tiến thời đại

chuyển đổi số ngành dệt may

Lâu nay, quy trình quản lý của ngành dệt may chủ yếu mang tính thủ công, không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu, tiến độ, chất lượng sản phẩm. Điều này khiến chúng ta không minh bạch và kiểm soát được quy trình sản xuất. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng ta phải giải được những tồn đọng này.

Chuyển đổi số sẽ là giải pháp giúp ngành dệt may nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị.

chuyển đổi số ngành dệt may

Công ty TNHH Phú Tường tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành dệt may miền Trung chuyển đổi số trong công tác quản lý sản xuất, từ khâu tiếp nhận vật tư nguyên phụ liệu cho đến khâu hoàn thiện từng đơn hàng xuất đi Mỹ và Châu Âu.

Đối với ngành dệt may, chuyển đổi số phải chuyển đổi đồng thời ba yếu tố: mô hình kinh doanh, công nghệ và con người.

Bắt đầu từ mô hình kinh doanh, hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Sau khi áp dụng công nghệ, doanh nghiệp sẽ ra sao, thu lợi nhuận thế nào?” – Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Sau đó, xác định tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp để tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

Xem ngay: Bốn mô hình kinh doanh gắn với chuyển đổi số

Một chiến lược đúng đắn và mô hình kinh doanh hiệu quả gắn với chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hơn nữa là tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho riêng mình.

Về công nghệ, bao gồm công nghệ hạ tầng và công nghệ nền tảng hỗ trợ mô hình kinh doanh. Cần lưu ý chuyển đổi số không phải áp dụng công nghệ tốt nhất, mới nhất, mà là công nghệ phù hợp nhất.

Trong công tác sản xuất, nhiều phần mềm đơn giản nhưng chi tiết được đưa vào các dây chuyển sản xuất để giảm nhân sự quản lý, hàng hóa sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phổ biến như là: Quản lý hoạt động sản xuất, vòng đời sản xuất, kế hoạch sản xuất, chất lượng sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư, quản lý tài sản,…

Trong công tác quản lý cũng thực hiện chuyển đổi số để phối hợp với công tác sản xuất. Các hệ thống công nghệ số sẽ đáp ứng tính kế thừa trong hệ thống quản trị, để gia tăng tính tiện ích và hiệu quả quản trị. Những phần mềm được sử dụng phổ biến như là: Quản lý công việc, quản lý tài liệu, quản lý bộ quy trình, quản lý dự án, trình ký điện tử – chữ ký số, họp trực tuyến,…

Cần thiết hơn là chuyển đổi về nguồn nhân lực

chuyển đổi số ngành dệt may

Đặc thù của may mặc là gia công sản phẩm, thì mấu chốt của việc chuyển đổi số là nguồn nhân lực. Từ nhân lực quản trị đến nhân lực trực tiếp tham gia các chuỗi cung ứng sản phẩm.

Một khảo sát được thực hiện thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước do Tập đoàn dệt may Việt Nam, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Viện nghiên cứu Dệt May và Viện Kinh tế & Quản lý (Đại học Bách khoa Hà Nội) với hơn 100 doanh nghiệp gồm cả doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần còn vốn Nhà nước…cho thấy, để tiếp cận được với CMCN 4.0 ngành dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều thách thức. Nếu tính theo thang điểm 5 thì mức độ đáp ứng CMCN 4.0 của hệ thống quản lý trong ngành sợi đạt 2,61 điểm; dệt là 2,46; nhuộm 2,83; may 3,11. Đáng lo ngại, mức độ sẵn sàng để hội nhập với 4.0 của ngành sợi là cao nhất đạt mức 3,02; ngành dệt 2,4; ngành nhuộm 2,3 và ngành may 2,85.

Vậy nên, nếu không có sự chuẩn bị tốt về con người cho chuyển đổi số ở các tổ chức trong doanh nghiệp thì không thể triển khai thành công chuyển đổi số, dù công nghệ và mô hình kinh doanh có tốt đến đâu.

Việc thay đổi nguồn nhân lực trong chuyển đổi số sẽ tập trung vào năm vấn đề chính, gồm:

  • Trải nghiệm nhân viên
  • Truyền thông nội bộ
  • Văn hóa doanh nghiệp
  • Đào tạo nhân sự
  • Tổ chức quản lý

Hãy cùng CoDX nhân rộng kết nối không khoảng cách trong không gian làm việc mới – Mạng xã hội nội bộ (CoDX – Workplace). Một hệ thống kết nối sinh động và chia sẻ dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt không gian này được sử dụng HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Không trả phí cũng không cần đăng ký thẻ tín dụng, chỉ cần đăng ký là tự động khởi tạo tài khoản và sử dụng.

Hệ thống Mạng xã hội nội bộ của CoDX cho phép Doanh nghiệp tạo nên một không gian làm việc kỹ thuật số giúp Doanh nghiệp:

  • Xây dựng không gian làm việc gắn kết, phá bỏ mọi rào cản địa lý, không gian và thời gian khi nhân viên được chia sẻ các thông điệp.
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo con đường tự nhiên, đơn giản bằng những thông điệp sẻ chia, tuyên dương các hành vi theo giá trị cốt lõi.
  • Xây dựng công cụ truyền thông nội bộ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí. Nâng cao trải nghiệm nhân viên trong hành trình làm việc tại Doanh Nghiệp.

Đi kèm với Mạng xã hội nội bộ là phân hệ Ví Thưởng Nhân ViênThông Điệp Tuyên Dương, giúp trải nghiệm của nhân viên tại Doanh nghiệp thêm trọn vẹn.

Chuyển đổi số CoDX giúp các doanh nghiệp dệt may "đổi vận"

chuyển đổi số ngành dệt may

Trong thị phần của ngành dệt may hiện nay chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ, còn tất cả những doanh nghiệp có vốn dưới 50 tỷ. Rào cản về nguồn vốn đầu tư để ứng dụng thành quả 4.0 xuất hiện. Khi không đủ tiềm lực để đầu tư một hệ thống hoàn chỉnh, chúng ta vẫn còn con đường khác để chuyển đổi số.

Đó là sử dụng hệ thống chuyển đổi SaaS. Hành trình chuyển đổi số đơn giản theo yêu cầu. Chi phí cực kỳ thấp – Hiệu quả từng nghiệp vụ theo lộ trình. Doanh nghiệp không cần triển khai nhiều phần mềm bởi mỗi hệ thống chỉ giải quyết một nghiệp vụ trong vận hành.

Việc tìm kiếm một phần mềm cho thuê chưa bao giờ là dễ dàng như hiện nay. Tuy nhiên quá nhiều hệ thống phân mảnh, quá nhiều hệ thống không đáp ứng nghiệp vụ chuyên sâu khi vận hành thực tế. Chi phí thuê phần mềm không chỉ gồm giá trị thuê mà còn chi phí nhân viên sủ dụng vận hành. CoDX tự tin đem đến các giá trị khác biệt.

CoDX có đầy đủ các nhóm quản trị giúp doanh nghiệp dệt may quản trị liên tục và toàn diện, bao gồm: Mạng xã hội doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị khách hàng, Quản trị sản xuất. Tùy theo nhu cầu và tài chính mà doanh nghiệp chọn nhóm quản trị và phân hệ quản trị phù hợp.

 

Lộ trình chuyển đổi số danh cho doanh nghiệp dệt may

 Giai đoạn 1Giai đoạn 2Giai đoạn 3
Thực trạng
  • Quy trình sản xuất thủ công, chi phí cho sản xuất >70% tổng chi phí
  • Chuỗi cung ứng kéo dài nhiều khâu
  • Hoàn thành số hóa sản xuất
  • Chưa tìm thấy được lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp đang tách biệt
Mục tiêu
  • Sản xuất minh bạch và hợp lý
  • Tối ưu nguồn lực
  • Xây dựng nền tảng số hóa
  • Hoạt động tối ưu, xâm chiếm thị trường ngách
  • Kết nối khách hàng
  • Mở rộng nền tảng số hóa
  • Hình thành hệ sinh thái số hóa
  • Mở rộng mô hình kinh doanh đa kênh
Giải pháp phù hợp
  • Hoạch định nhu cầu vật tư
  • Lập kế hoạch sản xuất
  • Quản lý hoạt động sản xuất
  • Quản lý chất lượng sản xuất
  • Quản lý ngưng sản xuất
  • Chính sách bán hàng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Dịch vụ bảo hành – bảo trì
  • Khảo sát hài lòng khách hàng
  • Quản lý vòng đời sản phẩm
  • Quản lý chuỗi phân phối
  • Quản lý bán lẻ
  • Kế hoạch định biên nguồn lực
  • Dịch vụ hỏi đáp tự động
  • Quản lý quan hệ khách hàng
Giải pháp quản lý kèm theo
  • Mạng xã hội doanh nghiệp
  • Quản trị tồn kho
  • Quản lý hàng mua
  • Quản lý công việc
  • Đánh giá năng suất
  • Kế hoạch mua hàng
  • Hóa đơn điện tử
  • Quản lý đơn hàng bán
  • Quản lý cơ hội bán hàng
  • Quản lý giao hàng
  • Quản lý bảo trì tài sản
  • Quản lý bộ qui trình
  • Quản lý tài liệu
  • Trình ký điện tử – chữ ký số
  • Đánh giá thành tích
  • Hoạch định kế thừa
  • Phát triển cá nhân
  • Quản lý đào tạo

Giai đoạn 1:

Thực trạng
  • Quy trình sản xuất thủ công, chi phí cho sản xuất >70% tổng chi phí
  • Chuỗi cung ứng kéo dài nhiều khâu
Mục tiêu
  • Sản xuất minh bạch và hợp lý
  • Tối ưu nguồn lực
  • Xây dựng nền tảng số hóa
Giải pháp phù hợp
  • Hoạch định nhu cầu vật tư
  • Lập kế hoạch sản xuất
  • Quản lý hoạt động sản xuất
  • Quản lý chất lượng sản xuất
  • Quản lý ngưng sản xuất
Giải pháp quản lý kèm theo
  • Quản trị tồn kho
  • Quản lý hàng mua
  • Quản lý công việc
  • Đánh giá năng suất

Giai đoạn 2:

Thực trạng
  • Hoàn thành số hóa sản xuất
  • Chưa tìm thấy được lợi thế cạnh tranh
Mục tiêu
  • Hoạt động tối ưu, xâm chiếm thị trường ngách
  • Kết nối khách hàng
  • Mở rộng nền tảng số hóa
Giải pháp phù hợp
  • Chính sách bán hàng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Dịch vụ bảo hành – bảo trì
  • Khảo sát hài lòng khách hàng
  • Quản lý vòng đời sản phẩm
  • Quản lý chuỗi phân phối
  • Quản lý bán lẻ
Giải pháp quản lý kèm theo
  • Kế hoạch mua hàng
  • Hóa đơn điện tử
  • Quản lý đơn hàng bán
  • Quản lý cơ hội bán hàng
  • Quản lý giao hàng

Giai đoạn 3:

Thực trạng

Doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp đang tách biệt

Mục tiêu
  • Hình thành hệ sinh thái số hóa
  • Mở rộng mô hình kinh doanh đa kênh
Giải pháp phù hợp
  • Kế hoạch định biên nguồn lực
  • Dịch vụ hỏi đáp tự động
  • Quản lý quan hệ khách hàng
Giải pháp quản lý kèm theo
  • Quản lý bảo trì tài sản
  • Quản lý bộ qui trình
  • Quản lý tài liệu
    Trình ký điện tử – chữ ký số
  • Đánh giá thành tích
  • Hoạch định kế thừa
  • Phát triển cá nhân
  • Quản lý đào tạo

Đặc biệt doanh nghiệp được trải nghiệm trước khi đăng ký thuê mà không cần tích hợp thanh toán. Liên hệ dùng thử ngay qua:

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan
Popup - Trải nghiệm
Đăng ký 90 ngày dùng thử miễn phí hệ thống Số hóa quy trình:
Đăng ký Tư vấn/Demo hệ thống khác:
** Vui lòng cung cấp chính xác số điện thoại để tư vấn viên liên hệ xác nhận và tạo tài khoản.
** Vui lòng cung cấp chính xác địa chỉ email, email kích hoạt tài khoản sẽ gửi vào email này.

Đừng vội rời trang!

Bạn có muốn trải nghiệm phần mềm CoDX?