Cân bằng tổng giá trị cảm nhận của nhân viên tại doanh nghiệp
Với các tiện ích hóa đơn điện tử, chứ ký số, trình ký điện tử, QR code,…
Thông qua kết nối mobile banking, giao dịch điện tử, ví thưởng điện tử,…
Công cụ hỗ trợ họp trực tuyến, chấm công từ xa, định danh KH điện tử,…
Thời gian và không gian, sử dụng mọi lúc mọi nơi
Kỹ thuật, công nghệ và thiết bị, chỉ cần kết nối mạng internet
Với các tiện ích hóa đơn điện tử, chứ ký số, trình ký điện tử, QR code,…
Thông qua kết nối giao dịch điện tử, ví thưởng điện tử,…
Công cụ hỗ trợ họp trực tuyến, chấm công từ xa, định danh KH điện tử,…
Thời gian và không gian, sử dụng mọi lúc mọi nơi
Kỹ thuật, công nghệ và thiết bị, chỉ cần kết nối mạng internet
Có ngàn lý do để nhân viên rời bỏ công việc hiện tại. Nhưng về bản chất họ chọn rời đi khi mà trải nghiệm tổng thể của họ tại doanh nghiệp không đạt như kỳ vọng.
Với sự phát triển nhanh chóng của nguồn lao động trẻ Gen Z, cân bằng đánh giá trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Vì lực lượng lao động hiện nay cần nhiều hơn lương, thưởng và công việc ổn định.
1. Khi nào nhân viên rời bỏ doanh nghiệp?
Giữ chân nhân tài vẫn luôn là một bài toán khó. Tỷ lệ nhân viên chỉ làm một thời gian rồi sau đó lại rời bỏ công việc và ra đi tìm một chỗ làm mới ngày càng gia tăng.
Các lý do nhân viên thường đưa ra trong đơn nghỉ việc là:
- Hoàn cảnh gia đình
- Áp lực công việc
- Môi trường làm việc không phù hợp
- Quản lý thiếu năng lực
- Không có cơ hội để phát triển
- ….
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì các lý do nhân viên đưa ra không đủ để làm họ nghỉ việc. Thậm chí khi có đồng thời vài lý do cùng một lúc, nhân viên cũng chưa nghỉ việc ngay.
Vậy đâu mời là lý do khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp?
Đó là khi tổng giá trị cảm nhận của nhân viên thấp hơn kỳ vọng, cân bằng trong trải nghiệm của họ tại doanh nghiệp bị lệch về âm với những điều tiêu cực.
2. Tổng giá trị cảm nhận của nhân viên tại doanh nghiệp là gì?
Trải nghiệm nhân viên là nhận thức của người lao động về hành trình của họ thông qua tất cả các điểm tiếp xúc tại một doanh nghiệp trong suốt vòng đời của nhân viên. Vòng đời này bao gồm từ lúc còn là ứng viên đến hậu nghỉ việc.
Trong hành trình nhân viên làm việc tại doanh nghiệp có rất nhiều yếu tố hoặc sự kiện xảy ra tác động đến họ. Và trong nhận thức nhân viên tự động ghi nhận và đánh giá những yếu tố trải nghiệm này. Họ phân chia thành trải nghiệm xấu (điểm trừ) và trải nghiệm tốt (điểm cộng), rồi tùy theo mức độ ảnh hưởng hoặc trạng thái cảm xúc phản hồi để cho điểm chúng.
Những điểm trừ “to”
Đến từ các lý do tiêu cực và trải nghiệm xấu:
- Không được tăng lương
- Chính sách phúc lợi không tốt
- Gặp vấn đề với quản lý
- Thiếu sự gắn kết với tập thể
- Không được công nhận năng lực
- Công việc nhàm chán
- Quy trình giao việc không rõ ràng
- ….
- Lương về bị trễ
- Đi trễ 1 phút bị trừ tiền
- Tắc nghẽn các thông tin trong nội bộ
- Thường xuyên phải làm thêm 1 vài giờ không lương
- Sếp “say no” mỗi lần đề xuất điều mới
- Có đồng nghiệp “hãm”
- Ghế ngồi làm việc quá cứng
- ….
Cứ mỗi lần như vậy, nhân viên sẽ ghi nhận lại. Nếu trải nghiệm này được lặp lại nhiều lần họ sẽ đánh giá đây là những trải nghiệm xấu, và trừ điểm. Thường thì khi gặp phải trải nghiệm xấu, nhân viên sẽ trừ nhiều điểm hơn là lúc cộng điểm cho những trải nghiệm tốt.
Những điểm cộng “nhỏ”
Trái ngược, trong quá trình nhân viên làm việc tại doanh nghiệp sẽ còn nhiều điều tích cực khác, được gọi là những điểm cộng, ví dụ như:
- Thu nhập cực cao
- Được thưởng, được tăng lương
- Được thăng cấp
- Được mua cổ phiếu giá ưu đãi
- Không khí làm việc thoải mái
- Đồng nghiệp hòa thuận, tương tác dễ dàng
- Có phòng nghỉ ngơi, khu vực ăn trưa,…
- ….
- Không gian làm việc thông thoáng
- Góc làm việc xanh/xinh xắn
- Được tổ chức sinh nhật
- Được xuất hiện trên bản tin khen thưởng
- Lời khen ngợi
- Khích lệ tinh thần, thăm hỏi khi bị bệnh
- Được về sớm 30 phút vào ngày làm việc cuối cùng mỗi tuần
- ….
Ngoài ra, khi nhân viên cảm nhận có dấu hiệu cho thấy những điểm tiêu cực sẽ sớm được cải thiện (ví dụ như nghe đồng nghiệp nói sắp có đợt điều chỉnh tăng lương), thì cũng tính là những điểm cộng.
Ở khung điểm cộng, đôi khi những trải nghiệm chỉ xảy ra 1 lần cũng khiến nhân viên ấn tượng, ghi nhớ và cho điểm. Đặc biệt là những khoảnh khắc hạnh phúc tức thời – cảm xúc của trải nghiệm tích cực được phóng đại nhiều lần, đem về nhiều điểm hơn.
Tổng giá trị cảm nhận của nhân viên
Đối với mỗi nhân viên và mỗi cấp quản lý khi nhìn vào một doanh nghiệp, luôn có điểm cộng và điểm trừ. Quan điểm về những điểm cộng và điểm trừ của các nhân viên là khác nhau, không ai giống ai. Ví dụ, nhân viên này cảm thấy quản lý của mình kém quá, nhưng nhân viên khác lại thấy quản lý ấy rất giỏi,…
Những điểm cộng sẽ bù đắp cho những điểm trừ. Khi giá trị tổng thể mà họ nhận được đạt hoặc vượt trên kỳ vọng, họ sẽ tiếp tục làm việc.
3. Cân bằng tổng giá trị cảm nhận của nhân viên
Qua phân tích trên, nhân viên chỉ nghỉ việc khi giá trị tổng thể mà họ cảm nhận về công ty không bằng kỳ vọng của họ và thua kém các công ty khác trên thị trường. Ngược lại, nếu tổng giá trị cảm nhận về công ty là ỔN (dù có nhiều điều chưa hài lòng), họ sẽ tiếp tục ở lại làm việc.
Không có bất kỳ một chuẩn mực Tổng giá trị cảm nhận đạt mức nào là ổn, vì kỳ vọng mỗi cá nhân là khác nhau. Việc doanh nghiệp có thể làm là cố gắng tìm kiếm và phát huy những trải nghiệm tích cực để tạo điểm cộng, hạn chế điểm trừ tiêu cực trong mức có thể. NHƯNG ĐIỀU NÀY RẤT KHÓ.
Không doanh nghiệp nào có thể làm tốt mọi khía cạnh. Nỗ lực làm tốt mọi thứ là không thể. Hãy tập trung vào những thứ tạo giá trị cao, và chấp nhận hy sinh phần nào những thứ “râu ria” không quá quan trọng.
Đặt trọng tâm vào những yếu tố quan trọng
Yếu tố quan trọng và tạo giá trị cao (để đủ sức cạnh tranh) phụ thuộc vào đặc điểm từng công ty và thị trường vào từng thời điểm.
Về bản thân doanh nghiệp, nên có những khảo sát nhu cầu của nhân viên hàng tháng/hàng quý và đặt vào cơ sở dữ liệu để theo dõi. Dựa vào văn hóa công ty, tiềm lực tài chính và hướng phát triển của ban giám đốc để lựa chọn ra những yếu tố quan trọng theo tiêu chí:
- Yếu tố được nhiều người quan tâm/mong muốn nhất;
- Yếu tố không tốn chi phí/chi phí ít;
- Yếu tố phù hợp với văn hóa doanh nghiệp;
- Yếu tố mới lạ và hay ho;
Về thị trường, bộ phận nhân sự nên thường xuyên cập nhật tin tức mới. Không yếu tố nào là quan trọng bậc nhất vĩnh viễn mà luôn thay đổi. Giai đoạn này có thể người lao động chỉ cần một chỗ làm ổn định, đủ sống; nhưng giai đoạn sau, họ có thể đòi hỏi nhiều hơn. Đồng thời, nắm bắt đối thủ đang thu hút và giữ nhân viên theo xu hướng nào và bằng những yếu tố gì để có đối sách phù hợp.
Kết hợp cả 2 yếu tố, doanh nghiệp sẽ tìm ra những yếu tố quan trọng mình có thể điều chỉnh. Dưới đây là ví dụ về những yếu tố doanh nghiệp có thể làm để gia tăng tổng điểm giá trị cảm nhận của nhân viên dựa trên tháp nhu cầu Maslow:
05 nhu cầu Maslow | Nếu không thể… | Thì hãy… |
Nhu cầu về thể chất và sinh lý |
|
|
Nhu cầu an toàn và sức khỏe |
|
|
Nhu cầu giao tiếp, sẻ chia |
|
|
Nhu cầu được tôn trọng |
|
|
Nhu cầu được tự thể hiện bản thân |
|
|
Nếu không thể…
Nhu cầu về thể chất và sinh lý |
|
Nhu cầu an toàn và sức khỏe |
|
Nhu cầu giao tiếp, sẻ chia |
|
Nhu cầu được tôn trọng |
|
Nhu cầu được tự thể hiện bản thân |
|
Thì hãy…
Nhu cầu về thể chất và sinh lý |
|
Nhu cầu an toàn và sức khỏe |
|
Nhu cầu giao tiếp, sẻ chia |
|
Nhu cầu được tôn trọng |
|
Nhu cầu được tự thể hiện bản thân |
|
Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm
Không nói đến việc chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc trong tiến trình doanh nghiệp phát triển hiện nay. Chỉ nói đến việc nâng cao trải nghiệm thì các công cụ số khiến nhân viên hạnh phúc.
Đơn giản như việc kết nối nhân viên, rõ ràng giao tiếp số chỉ mất 1 giây để truyền tải thông tin đến tất cả nhân viên và thêm 1 giây nữa để nhận phản hồi. Trong khi dùng công cụ truyền thống, người thông báo phải liên hệ từng người hoặc mất công dán lên bảng tin mà chưa chắc có người đọc; hay thông qua các phần mềm quản lý công việc, quản lý sản xuất nhân viên xử lý công việc nhanh chóng và đơn giản hơn;…
Khi doanh nghiệp không có nhiều thời gian nghiên cứu trải nghiệm nhân viên và cũng không có chuyên gia để phân tích các yếu tố quan trọng, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hệ thống chuyển đổi số Cloud SaaS của CoDX. Doanh nghiệp chỉ việc áp dụng, còn việc nghiên cứu và tích hợp thì để CoDX lo liệu.
Các phân hệ được nhiều doanh nghiệp sử dụng: Mạng xã hội nội bộ, quản lý công việc, hồ sơ nhân viên, ví thưởng nhân viên – thông điệp tuyên dương,…
Khi sử dụng hệ thống phần mềm, CoDX đảm bảo tổng giá trị cảm nhận của nhân viên về doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng bởi Nhân viên là trung tâm của mọi Dịch vụ phần mềm cần phục vụ, mọi trải nghiệm nhân viên đều được được ghi nhận – Lắng nghe – Chia sẻ và Lan tỏa.
Về CoDX:
“CoDX là giải pháp phần mềm tâm huyết của đội ngũ chuyên gia bằng kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất và thấu hiểu nhu cầu càng cao trong Trải nghiệm người dùng. CoDX phá bỏ lối mòn từ hệ thống quản trị nghiệp vụ khô khan và trở thành công cụ xây dựng cho doanh nghiệp môi trường làm việc nhóm tương tác trên không gian chung. Nơi mà mọi người dùng hệ thống được Cộng tác – Gắn kết & Phát triển”.
Liên hệ với chúng tôi:
- Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển Đổi Số CoDX
- phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0968 61 23 50
- Email: [email protected]