3 giai đoạn trong hành trình tăng cường trải nghiệm nhân viên

Trong báo cáo "trải nghiệm nhân sự Việt Nam 2020 - hiện tại và những điều có thể làm cho tương lai" ra mắt vào ngày 27/10 của Acheckin cho thấy rằng: "Các doanh nghiệp chưa có nhiều nhận thức và chiến lược xây dựng trải nghiệm nhân viên một cách rõ ràng và hiệu quả."
Đại dịch Covid 19 đang dần thay đổi khái niệm về trải nghiệm nhân viên trên khắp thế giới. Việc trải nghiệm không dừng lại ở môi trường làm việc văn phòng hay các yếu tố vật chất. Các nhân tố này đã không còn là yếu tố quyết định khiến nhân viên gắng bó với doanh nghiệp. Trong khi đó, trải nghiệm nhân viên tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu tìm hiểu và thực hiện các chiến dịch nhằm tăng cường trải nghiệm nhân viên nhưng theo một cách bản năng.

Bắt đầu thiết lập trải nghiệm nhân viên

Thay vì đắng đo về việc HR nghĩ gì, nhà lãnh đạo như thế nào để tăng cường trải nghiệm nhân viên thì hãy đi từ nhân viên; hiểu họ đang có trải nghiệm như thế nào, theo họ điều gì có thể tốt hơn và tốt hơn như thế nào.

TĂNG CƯỜNG TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN THÀNH CÔNG VIỆC KHÔNG CHỈ CỦA RIÊNG HR!

Mà hành trình này là quá trình cần có sự tham gia của các phòng ban, nhà lãnh đạo và các nhà quản lý để xây dựng trải nghiệm tốt hơn.

Như đã nói trong bài viết trước về hành trình trải nghiệm nhân viên tại doanh nghiệp gồm các giai đoạn: trước khi gia nhập, trong quá trình làm việc và đến khi rời khỏi tổ chức.

Trong suốt quá trình đó, trải nghiệm của nhân viên sẽ tăng dần theo cấp độ kỳ vọng, vì vậy khi nhà quản lý đáp ứng được các yêu cầu kỳ vọng tại mỗi giai đoạn trong hành trình trải nghiệm nhân viên sẽ thành công trong cuộc đua giữ chân nhân tài.

Giai đoạn 1: Kỳ vọng về môi trường, văn hóa làm việc chuyên nghiệp, trả công xứng đáng

Một nhân viên trước khi quyết định gia nhập một doanh nghiệp, dù là vì đam mê, vì mục tiêu thăng tiến hay là vì thu nhập thì họ đều mong muốn có được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.

Vì vậy, dù doanh nghiệp bạn đang trong quá trình xây dựng hay đang lớn mạnh:

Một doanh nghiệp có văn hóa tốt sẽ coi trọng phúc lợi của nhân viên thông qua việc trả công xứng đáng, tạo ra sự an toàn về sức khỏe – tài chính và lương thưởng xứng đáng. Có thể kể đến như: cung cấp trang thiết bị, công nghệ làm việc hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến… Ngược lại, văn hóa, môi trường làm việc kém sẽ khiến nhân viên cảm thấy căn thẳng, mệt mỏi. Nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo của nhân viên.

Giai đoạn 2: Kỳ vọng được đào tạo và nâng cao năng lực

Theo khảo sát, có đến 70% nhân viên mong muốn nhận được đánh giá phản hồi từ quản lý trực tiếp trong quá trình làm việc. Bất kỳ ai cũng có sự cầu thị và mong muốn mình được phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Thông qua kết quả đánh giá, họ biết được những thiếu sót cần khắc phục để đưa ra chương chình đào tạo phù hợp hoặc được công nhận tương xứng.

Giai đoạn 3: Công nhận thành quả và sự cống hiến

Một nhà quản trị thông thái sẽ nắm rõ phương châm muốn giữ chân người tài năng, trước tiên phải công nhận thành quả của họ. Sự tôn vinh và công nhận sẽ là niềm vui, niềm kiêu hãnh và là động lực để nhân viên cố gắng nhiều hơn, cống hiến hết mình.

Để lựa chọn “món quà” phù hợp với mỗi cá nhân, người làm công tác nhân sự và nhà lãnh đạo cần dựa trên kết quả làm việc và đánh giá xuyên suốt trong quá trình nhân viên cống hiến tại doanh nghiệp. Việc đánh giá khen thưởng cần minh bạch, chính xác, công tâm.

“Con người luôn là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Nhất là trong thời đại phát triển công nghệ số, những cá nhân giỏi, giàu chuyên môn và kinh nghiệm luôn là mục tiêu của mọi tổ chức. Hãy xây dựng một chương trình trải nghiệm nhân viên hiệu quả để tạo sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.”

Chia sẻ bài viết:

Bài viết liên quan
Popup - Trải nghiệm
Đăng ký 90 ngày dùng thử miễn phí hệ thống Số hóa quy trình:
Đăng ký Tư vấn/Demo hệ thống khác:
** Vui lòng cung cấp chính xác số điện thoại để tư vấn viên liên hệ xác nhận và tạo tài khoản.
** Vui lòng cung cấp chính xác địa chỉ email, email kích hoạt tài khoản sẽ gửi vào email này.

Đừng vội rời trang!

Bạn có muốn trải nghiệm phần mềm CoDX?